Cách Sử Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) trong Business Analytics

- Trong thời đại hiện đại của công nghệ thông tin, vai trò của trí tuệ nhân tạo AI ngày càng trở nên quan trọng và không thể phủ nhận trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Trong lĩnh vực Business Analytics, sức mạnh của AI không chỉ là một tiềm năng mà đã trở thành một hiện thực đầy thách thức.

- Việc sử dụng AI không chỉ giúp tăng cường hiệu quả và hiệu suất của các công việc phân tích dữ liệu, mà còn mở ra những cơ hội mới và tiết kiệm thời gian đáng kể cho các doanh nghiệp.

- Hôm nay, chúng ta sẽ làm một ví dụ về việc từ yêu cầu đơn thuần từ khách hàng, từng bước chúng ta sẽ tạo ra được một đặt tả diagram.

1. Ý tưởng

- Giả sử, tôi là một Business Analytics. Đầu tiên tôi lấy các yêu cầu cơ bản của người dùng, sau đó tôi dùng ChatGPT để tóm tắt và hoàn thiện cách yêu cầu đó và cuối cùng là AI giúp tôi tạo ra các diagram đặc tả nghiệp vụ.

2. Các bước thực hiện:

Bước 1: Xác định nhu cầu và mục tiêu.

- Trước hết, Chúng ta cần xác định rõ ràng nhu cầu và mục tiêu cụ thể mà họ muốn đạt được thông qua việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu (ChatGPT, Claude,..).

- Ví dụ khách hàng của tôi muốn tạo ra trang website về bán hàng thương mại điện tử và tôi dùng ChatGPT tôi tóm gọn thông tin về yêu cầu như sau:

Khách:
- Xem các sản phẩm và thông tin liên quan trên trang web.
- Thực hiện các thao tác trên trang web mà không cần đăng nhập, như thêm sản phẩm vào giỏ hàng hoặc xem thông tin sản phẩm chi tiết.
- Đăng ký tài khoản hoặc đăng nhập nếu muốn thực hiện các thao tác như lưu trữ thông tin cá nhân, xem lịch sử mua hàng, hoặc nhận ưu đãi đặc biệt.

Người dùng (người đăng nhập):
- Xem và mua các sản phẩm trên trang web.
- Quản lý tài khoản cá nhân bao gồm cập nhật thông tin cá nhân, thay đổi mật khẩu và xem lịch sử mua hàng.
- Thêm sản phẩm vào giỏ hàng, thực hiện thanh toán và theo dõi tình trạng đơn hàng.
- Đánh giá sản phẩm, viết nhận xét và đặt câu hỏi về sản phẩm.

Admin:
- Quản lý sản phẩm và danh mục: Thêm, sửa đổi hoặc xóa sản phẩm và danh mục sản phẩm.
- Quản lý đơn hàng: Xem, xử lý và cập nhật tình trạng đơn hàng.
- Quản lý người dùng: Xem danh sách người dùng, thay đổi quyền hạn và thông tin cá nhân của họ.
- Quản lý nội dung trên trang web: Duyệt bài viết, đăng bài mới và quản lý bài viết có liên quan đến sản phẩm.
- Xem báo cáo và thống kê: Theo dõi doanh thu, lượt truy cập và hoạt động của người dùng trên trang web.

Bước 2: Tìm hiểu và triển khai công nghệ AI

Sau đó, tôi sử dụng ChatGPT hay Claude để tạo ra PlantUML.

- Ví dụ tôi sử dụng ChatGPT bình luận như sau:

Khách:
- Xem các sản phẩm và thông tin liên quan trên trang web.
- Thực hiện các thao tác trên trang web mà không cần đăng nhập, như thêm sản phẩm vào giỏ hàng hoặc xem thông tin sản phẩm chi tiết.
- Đăng ký tài khoản hoặc đăng nhập nếu muốn thực hiện các thao tác như lưu trữ thông tin cá nhân, xem lịch sử mua hàng, hoặc nhận ưu đãi đặc biệt.
Người dùng (người đăng nhập):
- Xem và mua các sản phẩm trên trang web.
- Quản lý tài khoản cá nhân bao gồm cập nhật thông tin cá nhân, thay đổi mật khẩu và xem lịch sử mua hàng.
- Thêm sản phẩm vào giỏ hàng, thực hiện thanh toán và theo dõi tình trạng đơn hàng.
- Đánh giá sản phẩm, viết nhận xét và đặt câu hỏi về sản phẩm.
Admin:
- Quản lý sản phẩm và danh mục: Thêm, sửa đổi hoặc xóa sản phẩm và danh mục sản phẩm.
- Quản lý đơn hàng: Xem, xử lý và cập nhật tình trạng đơn hàng.
- Quản lý người dùng: Xem danh sách người dùng, thay đổi quyền hạn và thông tin cá nhân của họ.
- Quản lý nội dung trên trang web: Duyệt bài viết, đăng bài mới và quản lý bài viết có liên quan đến sản phẩm.
- Xem báo cáo và thống kê: Theo dõi doanh thu, lượt truy cập và hoạt động của người dùng trên trang web.
Hãy tạo ra cho tôi PlantUML với các diagram như Use Case Diagram, Sequence Diagram, Class Diagram, Activity Diagram.

- Kết quả:

@startuml

left to right direction

actor "Khách" as Guest
actor "Người dùng\n(người đăng nhập)" as User
actor "Admin" as Admin

rectangle "Trang web" {
    (Xem sản phẩm và thông tin liên quan)
    (Thêm sản phẩm vào giỏ hàng)
    (Đăng ký/Đăng nhập)
    (Quản lý tài khoản cá nhân)
    (Mua sản phẩm)
    (Thanh toán và theo dõi đơn hàng)
    (Đánh giá sản phẩm)
    (Quản lý sản phẩm và danh mục)
    (Quản lý đơn hàng)
    (Quản lý người dùng)
    (Quản lý nội dung trang web)
    (Xem báo cáo và thống kê)
    
    Guest --> (Xem sản phẩm và thông tin liên quan)
    Guest --> (Thêm sản phẩm vào giỏ hàng)
    Guest --> (Đăng ký/Đăng nhập)
    User --> (Quản lý tài khoản cá nhân)
    User --> (Mua sản phẩm)
    User --> (Thanh toán và theo dõi đơn hàng)
    User --> (Đánh giá sản phẩm)
    Admin --> (Quản lý sản phẩm và danh mục)
    Admin --> (Quản lý đơn hàng)
    Admin --> (Quản lý người dùng)
    Admin --> (Quản lý nội dung trang web)
    Admin --> (Xem báo cáo và thống kê)
}

@enduml

.....

.....

.....

Bước 2: Xem thành quả

- Từ các diagram trên, các bạn vào PlantUML, rồi copy và paste vào, sau đó submit để kiểm tra kết quả:

Use Case Diagram

 

Sequence Diagram

Class Diagram

Activity Diagram

3. Kết luận:

- Áp dụng AI vào Business Analytics không chỉ là một xu hướng mà còn là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp để tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả kinh doanh của họ.

- Bằng cách tận dụng sức mạnh của AI, họ có thể nhanh chóng và chính xác hơn trong việc phân tích dữ liệu, đưa ra dự đoán và khuyến nghị, và ra quyết định chiến lược.

- Đồng thời, việc triển khai AI cũng đặt ra một thách thức cho những ai đang làm việc về Business Analytics, nếu chúng ta không chịu học hỏi và cải tiến công nghệ vào lĩnh vực của chúng ta thì chúng ta sẽ đánh mất công việc vào tay người khác.


Tác giả: Đỗ Thiên Giang

Chú ý: Tất cả các bài viết trên TEDU.COM.VN đều thuộc bản quyền TEDU, yêu cầu dẫn nguồn khi trích lại trên website khác.

Lên trên