Lập trình hướng đối tượng

Lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programing) hay còn gọi là OOP. Là một kỹ thuật lập trình cho phép các lập trình viên có thể ánh xạ các thực thể bên ngoài đời thực và trừu tượng hoá thành các class và object trong mã nguồn.

Trong đó: Mỗi thực thể được ánh xạ thành các class có chứa các thông tin mô tả của thực thể đó (gọi là thuộc tính) và các hành động của thực thể (gọi là các phương thức).

Introduction To Classes And Objects In Object-Oriented Programming In C# -  DEV Community

Giới thiệu về Class và Object

  • Một Class là một Blueprint (kế hoạch) hay Prototype (nguyên mẫu) xác định biến và các phương thức (hay function) chung với tất cả các đối tượng cùng loại.
  • Một Object (đối tượng) là một cụ thể, thể hiện của một Class.

Các đối tượng thường được dùng để mô tả đối tượng trong thế giới thực mà bạn thấy hàng ngày.Class and Object Concept in Java | atnyla

Cú pháp khai báo lớp:

Sử dụng Constructor (1 constructor và nhiều constructor)

Phương thức khởi tạo (Constructor) là những phương thức đặc biệt được gọi đến ngay khi khởi tạo 1 đối tượng nào đó.

Đặc điểm

  • Có tên trùng với tên lớp.
  • Không có kiểu trả về.
  • Được tự động gọi khi 1 đối tượng thuộc lớp được khởi tạo.
  • Nếu như bạn không khai báo bất kỳ phương thức khởi tạo nào thì hệ thống sẽ tự tạo ra phương thức khởi tạo mặc định không đối số và không có nội dung gì.
  • Có thể có nhiều constructor bên trong 1 lớp.

Phạm vi truy cập (Access Modifiers)

Phạm vi truy cập là cách mà người lập trình quy định về quyền được truy xuất đến các thành phần của lớp.

Trong C# có 5 phạm vi truy cập:

  1. public: không giới hạn phạm vi truy cập
  2. protected: chỉ truy cập trong nội bộ lớp hay các lớp kế thừa
  3. private: chỉ truy cập được từ các thành viên của lớp chứa nó
  4. internal: chỉ truy cập được trong cùng assembly (dll, exe)
  5. protected internal: truy cập được khi cùng assembly hoặc lớp kế thừa

Lưu ý:

  • Nếu khai báo lớp mà không chỉ ra phạm vi truy cập thì mặc định là internal
  • Nếu khai báo thành phần bên trong lớp mà không chỉ ra phạm vi cụ thể thì mặc định là private

Tạo và sử dụng đối tượng

Sau khi đối tượng lớp (object) được tạo, bạn có thể truy cập đến các thuộc tính, trường dữ liệu và phương thức của đối tượng đó bằng ký hiệu . theo quy tắc object.tên_thuộc_tính hay object.tên_phương_thức

Từ khoá this

Từ khóa this dùng trong các phương thức của lớp, nó tham chiếu đến đối tượng hiện tại sinh ra từ lớp. Sử dụng this để tường minh, tránh sự không rõ ràng khi truy cập thuộc tính, phương thức hoặc để lấy đối tượng lớp làm tham số cho các thành phần khác ...

Thuộc tính (Properties)

Trường dữ liệu của lớp

Trường dữ liệu - khai báo như biến trong lớp, nó là thành viên của lớp, nó là biến. Trường dữ liệu có thể sử dụng bởi các phương thức trong lớp, hoặc nếu là public nó có thể truy cập từ bên ngoài, nhưng cách hay hơn để đảm bảo tính đóng gói khi cần truy cập thuộc tính hãy sử dụng phương thức, còn bản thân thuộc tính là private. Chúng ta đã sử dụng các trường dữ liệu ở những ví dụ trên.

Thuộc tính, bộ truy cập accessor setter/getter

Ngoài cách sử dụng trường dữ liệu, khai báo như biến ở phần trước, khai báo THUỘC TÍNH tương tự nhưng nó có cơ chế accessor (bộ truy cập), một cơ chế hết sức linh hoạt khi bạn đọc / ghi dữ liệu vào thuộc tính. Hãy tìm hiểu qua một ví dụ sau:

Lớp này có một trường dữ liệu private là name. Giờ ta sẽ khai báo một thuộc tính có tên Name với modify là public, thuộc tính này khi đọc sẽ thi hành một đoạn code gọi là get, khi ghi (gán) dữ liệu nó thi hành đoạn code gọi là set, thuộc tính Name sẽ phối hợp cùng trường dữ liệu name

Khi thực hiện:

Trong C#, phương thức truy xuất và phương thức cập nhật đã được nâng cấp lên thành 1 cấu trúc mới ngắn gọn hơn và tiện dụng hơn đó là property.

Sử dụng property giúp ta có thể thao tác dữ liệu tự nhiên hơn nhưng vẫn đảm bảo tính đóng gói của lập trình hướng đối tượng.

Lưu ý:

  • Người ta dùng Property thay cho phương thức truy vấn, phương thức cập nhật vì thế tên property thường phải làm gợi nhớ đến tên thuộc tính private bên trong lớp.
  • Tuỳ theo nhu cầu và tính bảo mật mà người lập trình có thể ngăn không cho gán giá trị hoặc ngăn không cho lấy dữ liệu bằng cách bỏ đi từ khoá tương ứng.
  • Thuộc tính accessor có thể khai báo thiếu set hoặc get, nếu thiếu set nó trở thành loại chỉ đọc (readonly). Sử dụng set rất tiện lợi cho thao tác kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu khi gán, hoặc tự động thực hiện một số tác vụ mỗi khi dữ liệu được gán.

Tìm hiểu tính đóng gói lập trình hướng đối tượng

Tính đóng gói mục đích hạn chế tối đa việc can thiệp trực tiếp vào dữ liệu, hoặc thi hành các tác vụ nội bổ của đối tượng. Nói cách khác, một đối tượng là hộp đen đối với các thành phần bên ngoài, nó chỉ cho phép bên ngoài tương tác với nó ở một số phương thức, thuộc tính, trường dữ liệu nhất định - hạn chế.

C# triển khai tính đóng gói này chính là sử dụng các Access Modifiers: public private protected internal khi khai báo lớp, phương thức, thuộc tính, trường dữ liệu (biến).

  • public thành viên có thể truy cập được bởi code bât kỳ đâu, ngoài đối tượng, không có hạn chế truy cập nào.
  • private phương thức, thuộc tính, trường khai báo với private chỉ có thể truy cập, gọi bởi các dòng code cùng lớp.
  • protected phương thức, thuộc tính, trường chỉ có thể truy cập, gọi bởi các dòng code cùng lớp hoặc các lớp kế thừa nó.
  • internal truy cập được bởi code ở cùng assembly (file).
  • protected internal truy cập được từ code assembly, hoặc lớp kế thừa nó ở assembly khác.

 


Tác giả: Bạch Ngọc Toàn

Chú ý: Tất cả các bài viết trên TEDU.COM.VN đều thuộc bản quyền TEDU, yêu cầu dẫn nguồn khi trích lại trên website khác.

Lên trên