Làm sao để làm việc nhóm cho tốt?

Đặt vấn đề

Công nghệ thì mình làm nhiều video và khóa học rồi nên các blog mình thích chia sẻ về kỹ năng cho các bạn để làm sao làm việc cho tốt. Như các bạn đã biết thì một người developer tốt thì ngoài trình độ công nghệ là bắt buộc thì thái độ tốt và kỹ năng làm việc team tốt cũng là bắt buộc trong thời đại bây giờ. Và vì rằng, một cá nhân dù có giỏi đến đâu cũng không thể bằng một tập thể được. Vậy nên một trong những kỹ năng các bạn phải có trong bất cứ ngành nào đó là làm việc theo nhóm. Hôm nay mình sẽ chia sẻ những keypoint quan trọng nhất về làm việc theo nhóm.

 

 

Thực tế

Người Việt mình nhiều bạn rất giỏi chuyên môn, làm việc một mình rất tốt. Nhưng làm việc theo nhóm thì hay xung đột và không hiệu quả mà làm những dự án lớn thì các bạn thấy là không ai làm một mình cả, giống như xây nhà, xây nhà nhỏ thì làm 1 mình hay 2 mình được chứ làm nhà cao tầng thì phải có một đội rất đông nên sự phối hợp giữa các thành viên sao cho ăn ý là rất khó và đòi hỏi sự đồng lòng của cả Team cũng như một quy trình tốt và sự kỷ luật. Mình cũng đã gặp những bạn như vậy trong công việc và đương nhiên là trong công việc có người này người kia nhưng bạn phải lựa làm sao mỗi người mình lại phải hiểu tính cách người ta để mà làm việc.

Như các bạn đã biết thì lý thuyết đầy trên mạng mình không nói nữa vì nó quá chung chung và giống nhau rồi. Mình sẽ chia sẻ những gì tự đúc rút ra để giúp các bạn có mindset làm việc theo nhóm tốt, tránh xung đột và đạt được thống nhất cao. Ngoài ra chúng ta cũng nói về những vấn đề hay gặp trong team để các bạn nắm bắt và giải quyết nó nếu gặp phải.

Dưới đây là những keypoint chính để các bạn có mindset làm việc nhóm cho tốt:

Làm việc hướng theo kết quả công việc

Đây là tư duy quan trọng nhất để các bạn lấy nó làm xương sống khi các bạn trao đổi hay xảy ra tranh luận trong team. Nếu các bạn chỉ là tranh luận mang tính ăn thua thì không nên. Mọi tranh luận chỉ là giúp cho kết quả công việc tốt, sản phẩm tốt và dự án  tốt thì nên. Như vậy chúng ta sẽ tránh chỉ trích cá nhân mà là trao đổi vào trọng tâm công việc. Tránh được những tranh luận lan man không đi đến đâu khi chúng ta xác định được đầu ra cần phải đạt được sau cuộc trao đổi.

Hãy nhớ là mọi trao đổi với nhau nằm đưa sản phẩm hay dự án các bạn tốt lên, thì đều được các thành viên welcome dù là cách này hay cách khác, sự thay đổi đó có thể được áp dụng ngay hay để sau này cũng có giá trị tốt và mọi người sẽ dễ dàng thông cảm  cho nhau hơn thay vì chỉ trích trực tiếp chỉ vì cái "tôi của mình".

Ví dụ: Khi bạn thấy thiết kế của một bạn khác chưa phù hợp, hoặc code chưa ổn chỗ nào đó. Thay vì bạn nói là chỗ này chưa ổn cần sửa lại. Thì bạn lấy mục tiêu sau này ra: Theo mình thấy chỗ này nếu sau bảo trì hay thêm logic sẽ hơi khó vì...nếu sửa lại như thế này sẽ dễ bảo trì và mở rộng hơn cho sản phẩm sau anh em mình đỡ khổ...Nhẹ nhàng và chân thành đồng thời đặt dự án lên trên hết sẽ giúp các bạn dễ dàng thuyết phục được đồng đội.

Hiểu đồng đội của mình

Không ai giống ai, mà để thay đổi mindset một người thì cũng tương đối khó mà phải có quá trình và môi trường. Vậy chúng ta cần hiểu về đồng  đội mình thuộc dạng tính cách nào? Để mình có thể có cách nói chuyện phù hợp làm sao để đạt được sự thống nhất tốt nhất. Chứ không phải 10 người như và áp dụng như nhau.

Ví dụ: 

- Người lớn tuổi hơn thì họ có tính bảo thủ cao và kinh nghiệm nhiều mình phải nói kiểu khác.

- Các bạn đồng lứa tuổi nói kiểu khác

- Đối với người giỏi hơn mình thì hãy trao cho họ toàn quyền.

- Đối với người ngang mình thì nên trao đổi

- Với người kém hơn mình mới nên coaching.

Tựu chung phải hiểu được mỗi người có tính cách ra sao để mình có cách làm việc phù hợp. Cái này không có công thức mà phải dùng chỉ số EQ chứ không phải IQ của bạn nhé.

Tư duy phù hợp chứ không đúng sai

Càng làm lâu các bạn sẽ thấy với các solution không có đúng và sai mà là nó phù hợp với mình ở thời điểm này hay không thôi? Có thể là một solution tốt nhưng mất nhiều thời gian và công sức trong khi dự án lại cần deliver ngay. Có thể làm với một solution đủ tốt nhưng phù hợp tại thời điểm đó và để solution kia lại để làm khi có thời gian.

Còn nếu bạn focus đúng và sai thì trừ trường hợp là kiến thức bạn phải trích dẫn tài liệu chính thức ra thì idea hay ý kiến đều là cá nhân.

Hãy cài cho mình tư duy đó nhé.

Điều chỉnh cái "tôi " đúng lúc

Làm việc nhóm thì cái tôi các bạn phải điều chỉnh lại một chút. Quá cao thì sẽ dễ xung đột, quá thấp thì lúc cần các bạn ra quyết định sẽ không dứt khoát. Nên nếu lúc trao đổi nên giảm cái tôi xuống còn lúc cần làm việc độc lập cần cái tôi tăng lên 1 chút để tự chủ công việc.

Vấn đề cốt lõi ở đây là kỹ năng deep listening tức là lắng nghe nhưng là lắng nghe "sâu" và không phán xét. Đó là kỹ năng các bạn cần tập trung lắng nghe thấu hiểu đồng đội nói đồng thời không phán xét theo tư duy của mình mà phải thấu hiểu. Sau đó hãy nói tránh cắt ngang.

Kỷ luật là sức mạnh

Cuối cùng cả team chúng ta có một quy trình tốt cần tinh thần kỷ luật để tuân theo, tuân theo cái chung đề ra thì đòi hỏi sự kỷ luật tốt để toàn team đồng lòng. Đó cũng là điều giúp mỗi thành viên tiến xa để cùng đi lên không bị bỏ lại.


Tác giả: Bạch Ngọc Toàn

Chú ý: Tất cả các bài viết trên TEDU.COM.VN đều thuộc bản quyền TEDU, yêu cầu dẫn nguồn khi trích lại trên website khác.

Lên trên